Cai bỉm cho bé là một bước quan trọng giúp phát triển kỹ năng tự lập, vệ sinh cá nhân và sự thuận tiện trong cuộc sống hàng ngày. Trong bài viết này, Kimichi sẽ ướng dẫn mẹ cách cai bỉm cho bé hiệu quả nhất.

Nên bỏ bỉm cho bé khi nào ?

Hướng dẫn mẹ cách cai bỉm cho bé

Quá trình cai bỉm cần diễn ra từ từ và có khoa học để trẻ dần làm quen và thích nghi. Khi còn nhỏ, trẻ chưa có ý thức và khả năng tự chủ, do đó rất dễ đi tè vào ban đêm trong lúc ngủ. Với những bé khoảng 2 tuổi, mẹ nên bắt đầu cai bỉm cho con vào ban ngày trước. Ở độ tuổi này, trẻ đã có cảm giác khi buồn tiểu và không hoạt động quá nhiều, điều này giúp việc dạy và hướng dẫn bé dễ dàng hơn.

Dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng để tập bỏ bỉm

Bên cạnh yếu tố về độ tuổi, việc nhận biết khi nào bé sẵn sàng bỏ bỉm là rất quan trọng. Mẹ nên hình thành thói quen cai tả cho bé khi nhận thấy những dấu hiệu sau:

  • Bé có khả năng nhận biết các dấu hiệu muốn đi vệ sinh và thông báo cho bố hoặc mẹ. Mỗi khi bỉm bẩn hoặc cảm thấy khó chịu, bé biết đưa ra tín hiệu để yêu cầu thay mới hoặc cởi bỏ bỉm.
  • Nếu bỉm của bé khô trong khoảng 2 giờ, điều này cho thấy bé đã có khả năng giữ nước tiểu lâu hơn trong bàng quang.
  • Bé thể hiện sự quan tâm đến việc sử dụng bô hoặc tỏ ra không thích mặc bỉm, cố gắng cởi bỉm ra.
  • Có khả năng ngồi trên ghế bô hoặc có thói quen tìm đến bô mỗi khi muốn đi vệ sinh.

Có nên xi tè cho trẻ không?

Có nên xi tè cho trẻ cho bé để tập bỏ tã từ từ không ? Nhiều mẹ mắc phải thói quen này, nhưng việc này là không cần thiết, thậm chí có thể gây hại. Vì dưới 2 tuổi bàng quang trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nên việc để bàng quang ự tích đầy nước tiểu và xả ra tự nhiên là tốt nhất. Điều này giúp hệ thống bài tiết của trẻ hoạt động đúng cách theo nhu cầu cơ thể mà không bị áp đặt.

Việc ép trẻ tiểu sớm có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe như táo bón, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, và thậm chí là suy thận ở những trẻ có bàng quang yếu.

Hướng dẫn mẹ cách cai bỉm cho bé

Hướng dẫn mẹ cách cai bỉm cho bé

Để thực hiện cách cai bỉm cho bé thành công thì cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây:

  • Lập bảng quan sát thời gian đi vệ sinh của trẻ. Mỗi trẻ sẽ có nhu cầu đi vệ sinh riêng. Thông thường con sẽ muốn đi vệ sinh vào các thời điểm như: trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy, sau khi uống nước hoặc sau khi ăn …
  • Cho con lựa chọn bô để dùng. Để khuyến khích trẻ sử dụng bô, cha mẹ có thể đưa con đi mua bô và hỏi ý trẻ xem con thích bô nào. Nhờ đó trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ và hào hứng mỗi lần trẻ đi vệ sinh.
  • Lựa chọn thời điểm cai bỉm: Giai đoạn vàng để mẹ thực hiện cách cai bỉm cho bé bắt đầu từ 18 tháng, tuy nhiên sẽ có trẻ chậm hơn và có trẻ bắt đầu cai bỉm nhanh hơn. Để chắc chắn, cha mẹ cần có sự quan sát và đảm bảo các kỹ năng tiền đề của trẻ được thành thục.
  • Cha mẹ có thể lựa chọn cho con các đầu sách về kỹ năng tự lập đi vệ sinh hoặc có thể tự làm một câu chuyện xã hội về tự lập ngồi bô đơn giản. Trẻ sẽ được dự báo trước những chuyện gì sẽ xảy ra.
  • Bất cứ khi nào trẻ có nhu cầu ngồi vào bô thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến chiếc bô của mình
  • Khi trẻ chưa kịp ngồi vào bô nhưng đã đi vệ sinh ra ngoài, đừng vội trách mắng trẻ hoặc cằn nhằn. Việc đó chỉ khiến trẻ cảm thấy mình là người thất bại, luôn làm phiền người khác và trẻ sẽ thích dùng bỉm hơn. Thay vì cằn nhằn, la hét hãy khích lệ trẻ dù chỉ là những điều nhỏ nhất như: “Ba/mẹ thấy con cố gắng gọi để đi vệ sinh đấy!” Sau đó hướng dẫn trẻ cùng lau và thay quần áo bẩn
  • Khen thưởng ngay khi con có thể ngồi bô bằng cách đơn giản như đập tay chúc mừng con đã biết ngồi bô.
  • Cha mẹ có thể lựa chọn quần áo dễ cởi và dễ tháo để trẻ có thể dễ dàng thực hiện được.
  • Cha mẹ lưu ý thống nhất cách thức hướng dẫn trẻ đi vệ sinh. Có thể lựa chọn một người chăm sóc chính để hiểu nhất về trẻ. Đó là người nắm bắt được hành vi, thói quen và những dấu hiệu khi trẻ đi vệ sinh. Tuy nhiên, có một người chăm sóc chính để hỗ trợ những người khác trong gia đình có thể hiểu trẻ và thực hiện cách ứng xử “linh hoạt” với trẻ trong các tình huống trong gia đình, tránh trường hợp phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc chính
  • Việc hứng dẫn trẻ “ cai bỉm” cần có thời gian mới đạt được kết quả. Vì vậy, cha mẹ cần bình tĩnh, chuẩn bị kỹ càng để giúp trẻ tự tin và đạt được các kỹ năng của mình.
  • Cha mẹ có thể chia nhỏ các mục tiêu của mình để trẻ dễ dàng thực hiện và cha mẹ cũng bớt áp lực hơn trong việc giúp trẻ “cai bỉm”.

———————————————-

Hiện nay, Kimichi đang là dòng sản phẩm bỉm đến từ Hàn Quốc được nhiều mẹ tin chọn với những ưu điểm”

  • Chất liệu: Bỉm nên sản xuất từ chất liệu an toàn và trải qua nhiều giai đoạn kiểm duyệt khắt khe của các tổ chức quốc tế. Vì bỉm tiếp xúc trực tiếp với làn da nên nếu chứa thành phần hóa học sẽ gây tổn thương, ngứa rát và khó chịu với bé yêu. Một số chất liệu được khuyến cáo sử dụng như cotton 100% tự nhiên hoặc vải không dệt.
  • Độ mỏng nhẹ, thoáng khí: Mẹ nên ưu tiên chọn bỉm có độ mỏng từ 1 – 3mm để hạn chế tình trạng cộm và đem đến cảm giác dễ chịu, thoải mái cho bé. Đồng thời, bỉm nên được thiết kế với nhiều lỗ thoáng khí nhằm dễ dàng đẩy hơi ẩm, mồ hôi ra ngoài và ngăn ngừa hầm bí tốt nhất.
  • Thấm hút chất lỏng tốt: Độ thấm hút của bỉm là tiêu chí quan trọng mà mẹ nên quan tâm. Bỉm thấm hút tốt giúp khóa chặt chất lỏng sâu vào bên trong, hạn chế tối đa thời gian chất bẩn tiếp với da và đem đến vùng da luôn sạch sẽ, thông thoáng.
  • Kích cỡ vừa vặn: Mẹ có thể dựa vào cân nặng để chọn size bỉm phù hợp với bé. Mẹ chuẩn bị bỉm newborn để sử dụng cho bé sau khi sinh với thiết kế riêng dành cho các bé mới sinh chưa rụng rốn hoặc vùng rốn còn dễ tổn thương. Ở các tháng tiếp theo thì có thể chọn bỉm dán hoặc bỉm quần tùy theo nhu cầu của mẹ.

Bé sinh vào mùa nóng, mẹ cần chuẩn bị đồ đi sinh như thế nào?

Hiện nay, KIMICHI là thương hiệu bỉm được các bà mẹ bỉm sữa ưa chuộng sử dụng. Bởi đây là thương hiệu tiên phong đạt chứng nhận an toàn cấp độ OEKO – TEX Standard 100, không chứa chất bảo quản, độc hại gây ảnh hưởng làn da của bé sơ sinh.

Độ mỏng của bỉm KIMICHI chỉ từ 3mm nên không gây cộm, bí bách và ngứa rát da bé. Đồng thời, 100.000 lỗ thoáng khí được dàn trải đồng đều trên bề mặt bỉm để hơi ẩm được đẩy ra dễ dàng hơn.

Phần chun mềm mại không tạo ra các vết hằn đỏ trên da nên mẹ có thể yên tâm sử dụng cho bé. Đặc biệt, tốc độ thấm hút vượt trội hơn các sản phẩm cùng phân khúc. Chỉ trong 4 giây là chất lỏng (mồ hôi, nước tiểu) đã được thẩm thấu vào bên trong. Bởi các ưu điểm kể trên mà bỉm KIMICHI là nhãn hiệu bỉm được các bà mẹ Việt tin tưởng sử dụng hiện nay.

Cùng chủ đề

Những lưu ý khi dùng bỉm cho trẻ mẹ nên ghi nhớ!

Lần đầu làm cha, làm mẹ hẳn còn nhiều băn khoăn khi sử dụng bỉm cho...

Cách chăm bé khi giao mùa mẹ đã biết?

Làn da bé sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, đặc biệt...

Hướng dẫn mẹ tắm nắng đúng cách cho trẻ sơ sinh

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh là vấn đề mà các bậc phụ huynh rất...

Tắm cho trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý gì?

Tắm đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Đặc biệt...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *