Tiếng khóc của trẻ sơ sinh chính là ngôn ngữ con dùng để truyền đạt cảm xúc đến ba mẹ. Điều này có nghĩa: nếu con khóc thì chắc chắn con đang gặp rắc rối. Cùng tìm hiểu về những vấn đề mà con có thể gặp phải nhé ba mẹ.

Nhận biết tiếng khóc của trẻ sơ sinh

Tiếng khóc của trẻ sơ sinh - Những điều ba mẹ cần lưu ý

Khóc do đói

Khi trẻ khóc, việc đầu tiên mà bố mẹ nên xem xét là trẻ có đang đói hay không. Khi trẻ đói, thường sẽ khóc và đi kèm với các hành động như mút tay và nhóp nhép miệng. Nếu trẻ khóc sau khi bú một thời gian ngắn, điều này cho thấy rằng trẻ vẫn còn đói.

Khóc do mệt mỏi

Khi trẻ đã hoạt động quá nhiều, cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ đều mệt mỏi, thì trẻ sẽ khóc để thể hiện sự mệt mỏi này. Tiếng khóc của trẻ nhẹ nhàng và không liên tục, nếu trẻ khóc lâu tiếng khóc sẽ ngày càng lớn. Trong trường hợp này, bố mẹ nên cho trẻ một môi trường yên tĩnh và thoải mái để nghỉ ngơi.

Khóc do tã bị ướt, bẩn

Khi muốn thay tã, trẻ sẽ khóc để thông báo cho bố mẹ. Tiếng khóc của trẻ thể hiện sự khó chịu, trẻ sẽ khóc ré lên và kéo dài hơn so với tiếng khóc thông thường. Để giải quyết tình huống này, bố mẹ nên kiểm tra tã của trẻ. Bố mẹ nên thay tã cho trẻ cách 2 – 3 giờ để tránh hăm đỏ.

Trẻ muốn được âu yếm

Trẻ sơ sinh thường có nhu cầu cảm nhận sự âu yếm và ôm ấp từ bố mẹ nhiều hơn. Do đó, trẻ sẽ khóc khi ở một mình, để thu hút sự chú ý và muốn được vỗ về từ bố mẹ. Một số biểu hiện cho thấy trẻ muốn được ôm ấp, bao gồm khóc to, ánh mắt đổi hướng liên tục, tay và chân múa máy và không có nước mắt.

Một số bố mẹ lo lắng rằng việc ôm ấp và bế trẻ nhiều có thể làm cho trẻ khó thích nghi khi ở một mình. Tuy nhiên, trong những tháng đầu đời, bố mẹ nên gần gũi và ôm ấp trẻ nhiều hơn. Điều này giúp trẻ cảm nhận được tình thương yêu và sự chăm sóc từ bố mẹ và những người xung quanh.

Khóc do bệnh

Ngoài những nguyên nhân trên, tiếng khóc của trẻ có thể liên quan đến các vấn đề bệnh lý. Do đó, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ lưỡng những nguyên nhân liên quan đến bệnh lý qua phần dưới đây:

  • Trẻ bị đau bụng: Bố mẹ thường nhận thấy trẻ có biểu hiện khó chịu và khóc nhiều sau khi bú và thường không dễ dỗ. Tình trạng này xảy ra thường xuyên và lặp lại ít nhất 3 giờ trong một ngày, ít nhất 3 ngày trong tuần và kéo dài trong nhiều tuần.
  • Trẻ bị đầy hơi: Tình trạng đầy hơi khiến trẻ cảm thấy khó chịu và dễ khóc. Bố mẹ có thể thực hiện một số phương pháp giúp trẻ đẩy hơi ra như vỗ ợ hơi, massage bụng và các biện pháp tương tự.
  • Cơ thể quá nóng hoặc quá lạnh: Khi cơ thể trẻ quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ cảm thấy khó chịu và có thể khóc. Ví dụ, mặc quá nhiều quần áo sơ sinh hoặc quấn khăn quá dày trong thời tiết nóng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, hoặc sau khi tắm trẻ có thể cảm thấy lạnh.

Khóc do đau

Khi bị đau trẻ sẽ đột ngột hét lên một tiếng khóc dài và cao. Hầu hết trẻ sơ sinh đều cảm thấy khó chịu và đau đớn khi mọc răng, do đó, trong thời gian này trẻ thường khóc nhiều. Bố mẹ nên tìm các giải pháp giảm đau để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Trong trường hợp này, trẻ cũng có thể đang bị thương do té ngã. Bố mẹ nên kiểm tra cơ thể trẻ có vết thương nào hay không. Nếu bố mẹ nghi ngờ rằng trẻ khóc do đau, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và đưa ra biện pháp giảm đau thích hợp.

Khóc do rối loạn tiêu hóa

Trẻ cảm thấy không thoải mái và khóc liên tục sau khi ăn được một thời gian ngắn, kèm theo các triệu chứng như co rúm bụng, biếng ăn hoặc ăn ít hơn bình thường và phân của trẻ có sự thay đổi. Đây có thể là biểu hiện của việc trẻ bị rối loạn tiêu hoá, bố mẹ nên tìm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có hướng điều trị thích hợp.

Với tâm lý chung của các bậc phụ huynh, con trẻ luôn là sự ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh thì sự ưu tiên ấy càng được thể hiện rõ. Bởi lẽ, trẻ sơ sinh có sức đề kháng non yếu, làn da mỏng manh. Để hạn chế tiếng khóc của trẻ sơ sinh là điều khiến ba mẹ luôn trăn trở. Ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho con trẻ bằng cách tăng cường sức đề kháng; bảo vệ con trước mọi sự thay đổi của ngoại cảnh thì chọn loại bỉm phù hợp cũng là một trong những bí kíp giúp con lớn khỏe mỗi ngày. Chọn đúng loại bỉm sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn, bớt quấy khóc, đồng thời có cả ngày dài vui khỏe và năng động.

Theo đó, bỉm Kimichi là một trợ thủ đắc lực mà bậc phụ huynh nào cũng nên sở hữu để cùng chăm sóc làn da nhạy cảm của con.

Bật mí tới ba mẹ cách chăm sóc da đúng chuẩn cho bé

Ưu điểm:

  • Màng thoáng khí phức hợp, giảm hăm đỏ, bí da
  • Tốc độ thấm hút siêu nhanh, giảm thiểu tình trạng chất lỏng vón cục
  • Chun mềm, đàn hồi tốt giúp bé dễ chịu 
  • Lõi thấm hút từ Nhật Bản, thấm hút siêu tốt lên tới 1200 ml
  • Hệ thống lõi hạt SAP kết hợp bông cotton mềm mại tăng khả năng thấm hút
  • Chất liệu cotton mềm mại tựa đám mây ôm quanh mông bé

Cùng chủ đề

Trẻ sơ sinh bị hăm đóng bỉm đúng cách như thế nào?

Thấy bé bị hăm, mẹ sợ đóng bỉm sẽ làm tình trạng hăm của con...

Mẹo hay cho mẹ: Cách đóng bỉm cho bé không bị hăm

Tình trạng hăm bí ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện do mẹ mắc sai...

Những lưu ý khi chọn bỉm chống hăm cho bé

Một trong những tiêu chí chọn lựa các sản phẩm cho trẻ là phải phù...

Mẹ nên chọn bỉm dán hay bỉm quần cho bé?

Đối với ba mẹ lần đầu chăm sóc cho em bé vẫn còn bỡ ngỡ...

Có nên dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh không?

Da của em bé rất nhạy cảm bởi làn da mỏng và dễ bị kích...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *